Một số khái niệm thường được dùng Miền_Nam_(Việt_Nam)

  • Dựa trên cách phân chia vùng theo địa lý kinh tế thì miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Nam Bộ, bao gồm các tỉnh ở phía nam Tây Nguyên và phía tây tỉnh Ninh Thuận. Vùng lãnh thổ này còn được chia thành 2 vùng lãnh thổ nhỏ là Đông Nam BộTây Nam Bộ. Khái niệm này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Đây là cách chia Việt Nam thành 3 miền: Bắc (Bắc Bộ), Trung (Trung Bộ) và Nam (Nam Bộ).
  • Từ năm 1945, khái niệm miền Nam Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 16. Khái niệm này bắt nguồn từ thỏa thuận của các nước Đồng Minh về việc giải giới quân đội NhậtĐông Dương thì vùng lãnh thổ Việt Nam được chia làm 2 phần, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới. Vùng lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 16 do quân Anh cai trị, về sau giao cho Pháp. Khái niệm này rất ít dùng.
  • Từ tháng 12 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành lập Ủy ban Hành chính Kháng chiến Miền Nam Việt Nam, do ông Nguyễn Sơn làm Chủ tịch, ông Hoàng Quốc Việt làm Ủy viên chính trị. Tuy nhiên, khi đó Nam Bộ đã có Ủy ban Hành chính riêng, nên địa bàn quản lý của Ủy ban Hành chính Kháng chiến Miền Nam Việt Nam gồm vùng đất sau này là Liên khu 5, tính từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi vào các tỉnh cực nam Trung Bộ, như Bình Thuận cùng với Tây Nguyên. Ủy ban Kháng chiến Miền Nam Việt Nam đóng trụ sở tại thị xã Quảng Ngãi.
  • Từ năm 1954 trở đi, khái niệm miền Nam Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ do chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, kể từ phía nam vĩ tuyến 17, với ranh giới tự nhiên là sông Bến Hải, nay thuộc tỉnh Quảng Trị. Khái niệm này bắt nguồn từ Hiệp định Genève năm 1954 quy định vùng lãnh thổ tạm thời của 2 bên tham chiến tại Việt Nam. Ranh giới này tồn tại đến tận năm 1976 thì bị hủy bỏ, nhưng khái niệm này vẫn còn được sử dụng nhiều trong dân gian và các tài liệu văn bản. Khái niệm này được dùng trong các tên gọi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamCộng hòa Miền Nam Việt Nam.